Một thông báo tuyển dụng từ một bệnh viện tại Hắc Long Giang đang trở thành tâm điểm tranh cãi khi đưa ra các yêu cầu khắt khe như ứng viên phải có bằng cử nhân, dưới 35 tuổi và chiều cao trên 1,7 mét.
- Cấm tham gia đấu thầu với công ty có nhân viên sử dụng bằng cấp giả
- Cho tạm thôi việc với bảo vệ chửi bới du khách tại tháp Nghinh Phong
Bệnh viện còn đưa thêm các yêu cầu khác như ứng viên phải thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính, có khả năng giao tiếp tốt, đồng thời ưu tiên những người từng là quân nhân.
Hiện tại, có ba ứng viên đã nộp hồ sơ nhưng vẫn chưa được mời phỏng vấn. Đại diện phòng nhân sự của bệnh viện giải thích rằng các tiêu chí tuyển dụng khắt khe nhằm duy trì trật tự và chất lượng công việc. Mức lương được đề xuất là 240 USD, phù hợp với mức lương tối thiểu của tỉnh, cùng với khoản thưởng hiệu suất từ 27 đến 41 USD. Họ cho rằng việc đặt ra yêu cầu cao sẽ giúp hạn chế số lượng hồ sơ ứng tuyển, tránh tình trạng quá tải trong quá trình sàng lọc.
Thông báo tuyển dụng làm cộng đồng mạng chia nhiều luồng ý kiến. Đa phần chỉ trích lương quá thấp so với tiêu chí cao và một số người bày tỏ bất ngờ và thất vọng.
“Bảo vệ giờ không còn là lựa chọn cho người khó tìm việc”, một người dùng Weibo bình luận. “Họ cũng phải cạnh tranh khốc liệt, rõ ràng thị trường lao động đang rất bất thường”.
So với Cục Quản lý người cao tuổi Quảng Châu, nơi tuyển dụng ứng viên trên 50 tuổi cho công việc nhẹ nhàng với mức lương 413 USD mỗi tháng, thông báo tuyển dụng của bệnh viện bị đánh giá là bất hợp lý.
Ở địa phương, lương bảo vệ thường dao động 248-413 USD, yêu cầu chủ yếu là dưới 50-60 tuổi, không tiền án và sức khỏe tốt.
Do đó, lời giải thích từ phía Bệnh viện tỉnh Hắc Long Giang không xoa dịu dư luận. Nhiều người cho rằng 240 USD không đủ thu hút ứng viên, nhất là với giới hạn độ tuổi khắt khe.
Đồng thời, khi thị trường việc làm tiếp tục biến động, họ cần xem xét lại sự cân bằng giữa yêu cầu công việc và mức lương để đảm bảo người lao động không bị bóc lột. Đồng thời, kỹ năng và trình độ của ứng viên cũng được đánh giá xứng đáng.
Sự việc này làm nóng lên tranh luận về thị trường lao động Trung Quốc. Theo Cục Thống kê Quốc gia, cuối năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16-24 tuổi ở Trung Quốc đạt 14,9%, cao gấp gần ba lần mức trung bình cả nước, khoảng 5,1%. Điều này cho thấy người trẻ đang chịu áp lực tìm việc rất lớn.
Năm ngoái, quốc gia này có 11,79 triệu sinh viên tốt nghiệp tăng 210.000 so với năm 2023 nhưng cơ hội việc làm không đủ đáp ứng. Trước áp lực kinh tế và cạnh tranh khốc liệt, nhiều người trẻ chuyển sang bán hàng rong, đặt câu hỏi về sự công bằng giữa yêu cầu công việc và lương thưởng.