Nhân viên bảo vệ ngân hàng có nên đối đầu với cướp có súng?

‘Trang bị của bảo vệ thô sơ, nếu đối đầu với cướp có súng là quá liều mạng’.

Chiều 17/4, tại trụ sở Công an Bình Dương, Trần Văn Phát – nghi phạm dùng súng Rulo cướp 700 triệu đồng của Chi nhánh ngân hàng Sacombank trên quốc lộ 13, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, thừa nhận toàn bộ hành vi.

Khi thấy Phát liên tục doạ bắn, thủ quỹ bỏ nhiều cọc tiền (tổng cộng 700 triệu đồng) vào balô của hắn. Phát lấy lại balô, định chạy ra ngoài thì nhân viên bảo vệ đã đóng cửa. Hắn nhắm nhân viên bảo vệ nổ súng, buộc mở cửa. Đạn sượt qua lưng nam bảo vệ, bị thương nhẹ.

Một bảo vệ khác xông đến hỗ trợ đồng nghiệp, phối hợp cùng 2 người khách giao dịch tước súng, khống chế Phát. Toàn bộ sự việc diễn ra trong hơn 3 phút.

cuop-ngan-hang-sacombank-binh-duong-1

Có thể bạn quan tâm: Ngân hàng VietinBank Hải Dương mời thầu cung cấp dịch vụ bảo vệ

Vụ việc thu hút nhiều độc giả VnExpress bàn luận xung quanh việc bảo vệ ngân hàng có nên đối đầu với cướp có súng:

Độc giả Khoa Nam Nguyen nói: “Nói chung tôi mừng vì hai bác bảo vệ tốt bụng cùng các nhân viên và khách hàng may mắn không bị gì. Nhưng lại rất lo khi một vài người lại ủng hộ hành động liều lĩnh của hai bác bảo vệ.

Trong trường hợp này tên cướp có súng thì ưu tiên bảo vệ tính mạng của khách hàng và nhân viên trong ngân hàng chứ ai lại đi đóng cửa nhốt luôn tên cướp với mọi người còn lại chung một phòng?

Rồi chưa kể liều lĩnh tấn công tên cướp có súng khi chưa có sự chuẩn bị. Lúc đó súng cướp cò bắn trúng vài người, hay tên cướp cùng đường quay lại bắn mọi người thì chạy đường nào?”.

Đoạn clip các nhân viên bảo vệ dùng barie bắt cướp khiến tôi và nhóm bạn tranh luận về việc có nên dùng mọi cách bắt cướp?

cuop-ngan-hang-sacombank-binh-duong-2

Độc giả Lê Tùng nói thêm: “Đến cảnh sát Mỹ khi gặp đối tượng xả súng còn phải đắn đo xông vào hay không, chỉ khi đảm bảo hoả lực áp đảo nghi phạm thì mới xông vào.

Tất nhiên các bảo vệ sẽ được khen khi may mắn, còn xui trúng đạn bị gì thì vợ con lại khổ. Bảo vệ chủ yếu trông xe, chống trộm cướp vặt hoặc kẻ gây rối. Mỗi cuối ngày phòng giao dịch chuyển tiền đi thì luôn có lực lượng chức năng có giáp có súng hộ tống. Tất nhiên chi phí và hợp đồng sẽ khác.

Còn bảo vệ có trang bị thô sơ, thu nhập thấp thì lấy gì mà đòi đấu với kẻ có súng? Trường hợp này là may mắn, những trường hợp khác chưa chắc may như vậy, khi đó người thân sẽ khổ trong khi ngân hàng tiền đã được bảo hiểm và cướp ngân hàng hầu như luôn bị bắt”.

Trong khi đó, ở quan điểm khác, độc giả Nguyễn Anh Dân bình luận: “Bảo vệ ngân hàng tức là bảo vệ tiền. Nhân viên bảo vệ này đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình, dũng cảm không sợ cướp. Rất đáng hoan nghênh và chắc chắc anh sẽ được khen thưởng.

Nhiều người quan niệm: lương bảo vệ ba cọc ba đồng nên chống lại cướp, bắt cướp làm gì cho thiệt thân; tiền ngân hàng được bảo hiểm không mất đâu mà lo; trước sau gì công an cũng bắt được tên cướp. Suy nghĩ tiêu cực như vậy có lẽ các ngân hàng không cần thuê bảo vệ làm gì”.

Độc giả có nickname namhoailee80: “Bảo vệ làm đúng, vì nhiệm vụ của bảo vệ là bảo vệ tài sản, tính mạng của khách, của nhân viên ngân hàng. Nên khi có cơ hội và có khả năng thì tại sao lại phải để tội phạm chạy thoát, sao lại phải ỷ y vào cảnh sát truy bắt sau đó? Tôi ủng hộ những công ty bảo vệ có nhân sự chất lượng, được đào tạo đầy đủ như thế này”.

Nguồn: https://vnexpress.net/bao-ve-ngan-hang-co-nen-doi-dau-voi-cuop-mang-sung-4594776.html

Nhận tư vấn ngay